Chú thích Tây_Hạ

  1. Liên quan đến quốc hiệu của Tây Hạ, có nhiều kiểu xưng hô:
    ① "Bang Nê Định Quốc" (邦泥定國) xuất hiện lần đầu khi sứ giả Tây Hạ đệ cấp quốc thư kiến quốc cho Tống Nhân Tông: "nam Bang Nê Định Quốc ngột tốt Nẵng Tiêu thượng thư phụ Đại Tống hoàng đế" (con trai là Ngột tốt Nẵng Tiêu của Bang Nê Định Quốc dâng thư cho cha là Hoàng đế Đại Tống). Quốc hiệu này có khả năng là dịch tiếng tiếng Tây Hạ, dịch nghĩa là "Bạch Cao Quốc" hoặc "Bạch Thượng Quốc". Liên quan đến nghĩa của "Bạch Cao", có thuyết cho rằng "Bạch Cao" là chỉ thượng du của Bạch Hà, phát nguyên tại Bạch Thủy ở tây bắc Tứ Xuyên hiện nay, ý chỉ vùng đất phát nguyên của người Đảng Hạng là cao nguyên Tùng Phan; thuyết khác lại cho rằng Tây Hạ chuộng màu trắng, nên bạch chỉ điều cao quý[1]
    ② "Bạch Cao Đại Hạ Quốc" (白高大夏國) là quốc hiệu chuyển hoán do học giả Tây Hạ học người Nga Yevgeny Kychanov đưa ra, căn cứ theo "Tây Hạ văn đại tạng kinh".
    ③ Tây Hạ cũng tự xưng là Hạ triều, gọi Tống là Đông triều, gọi Liêu là Bắc triều.

    Liên quan đến xưng hô của các quốc gia hoặc sử sách khác đối với Tây Hạ:
    ① "Tống sử" gọi là "Hạ quốc"; "Liêu sử", "Kim sử" và Nguyên sử gọi là "Tây Hạ".
    ② Trong "Trường Xuân chân nhân tây du ký", dựa vào việc nước này nằm ở phía tây của Hoàng Hà nên gọi là "Hà Tây".
    Đại Mông Cổ Quốc gọi là "Đường Ngột Tức" (唐兀惕, Tangut), "Đường Ngột" tức là Đảng Hạng trong tiếng Mông Cổ, "Tức" trong tiếng Mông Cổ biểu thị cho từ số nhiều. "Nguyên triều bí sử" gọi là "Đường Ngột Dịch", "Đường Cổ Dịch" hoặc "Đường Hốt Dịch"; "Chuyến du hành của Marco Polo" (Divisament dou monde) gọi là Tangut[2]
  2. phạm vi bao gồm khu vực từ Ngân châu (nay là Mễ Chi, Thiểm Tây) về phía bắc, từ Hạ châu (nay là Hoành Sơn) về phía đông. Tuy châu (nay là Tuy Đức, Thiểm Tây), Diên châu (nay là Diên An, Thiểm Tây) cũng có một bộ phận người Đảng Hạng. Trong đó, Thác Bạt Khất Mai suất bộ định cư tại Khánh châu (nay là Khánh Thành, Cam Túc), hiệu là Đông Sơn bộ. Thác Bạt Triêu Quang suất bộ định cư ở khu vực Ngân châu, Hạ châu, hiệu là Bình Hạ bộ. Bình Hạ bộ về sau trở thành cơ sở cho việc lập quốc Tây Hạ.[3]
  3. lúc này cả thảy lĩnh 5 châu: Ngân châu (nay là Mễ Chi, Thiểm Tây), Hạ châu (nay là Hoàng Sơn, Thiểm Tây), Tuy châu (nay là Tuy Đức, Thiểm Tây), Hựu châu (nay là Tĩnh Biên, Thiểm Tây), Tĩnh châu (nay là tây Mễ Chi, Thiểm Tây).[3]
  4. Để thoát khỏi tông chủ quốc là Tống, Lý Nguyên Hạo bỏ họ Lý và họ Triệu do triều Đường và Tống ban cho gia tộc mình, đổi họ tên thành Ngôi Danh Nang Tiêu, đồng thời tự đặt hiệu là "ngột tốt" (兀卒). "Ngột tốt" còn ghi là "ngô tổ" (吾祖), "ô châu" (烏珠), tức là "Thanh thiên tử", để khác biệt với Hoàng thiên tử của triều Tống.[5]
  5. Dãy núi Hoành Sơn là biên giới tự nhiên quốc gia giữa Tống và Hạ, Bắc Tống từ Lân châu và Phủ châu ở đông biên, đến Nguyên châu và Vị châu ở tây biên lập ra các thành lũy lớn nhỏ để canh phòng.[5]
  6. Sau khi triều Tống chuyển sang thế phòng thủ kể từ trận Hảo Thủy Xuyên, cho Bàng Tịch giữ Phu Diên lộ, Phạm Trọng Yêm giữ Hoàn Khánh lộ, Vương Duyên giữ Kính Nguyên lộ, Hàn Kì giữ Tần Phượng lộ, kiến lập bốn lộ phòng tuyến này để cố thủ.[5]
  7. Triều đình Tống cho Lý Hiến làm Ngũ lộ đại quân thống soái, xuất phát từ Hi Hà lộ. Chủng Ngạc đến Phu Diên quân, Cao Tuấn đến Hoàn Khánh lộ, Lưu Xương Tạc đến Kính Nguyên lộ, Vương Trung Chính đến Hà Đông lộ. Quân Kinh Nguyên và Hoàn Khánh trước thủ Linh châu, sau đánh thẳng vào Hưng Khánh phủ. Quân Hà Đông và Phu Diên hội tại Hạ châu, đánh Hoài châu, cuối cùng tiến đánh trực tiếp Hưng Khánh phủ. Thủ lĩnh Giác Tư La Quốc Thổ Phồn là Đổng Chiên cũng phái binh chi viện, vượt Hoàng Hà đánh Lương châu[5]
  8. Vĩnh Lạc thành nằm ở giữa Ngân châu, Hạ châu và Hựu châu, có thể khống chế toàn thể khu vực Hoành Sơn[5].
  9. Phiên quan Tây Hạ ngoài "ninh lệnh" (đại vương), "mô ninh lệnh" (thiên đại vương), "đinh lô", "đinh nỗ", "tố trai", "tổ nho", "lã tắc", "xu minh", có có các chức như "lĩnh lô", "ngang tinh", "mô cá", "ba lương", "đỉnh lợi", "xuân ước", "chúc năng", "ấn ngô", "quảng lạc", "diệp lệnh ngô cá", "lệnh năng", "khánh đường", "tha mại", "ngang niếp", "lệnh tống", "trình mô", "lã ách", "liêu lễ", "sang hựu", "a khắc nê", "đức minh".[4]
  10. thành hiệu là tôn hiệu độc hữu của Tây Hạ, đến nay vẫn chưa thể giải thích rõ ràng, có học giả nhận định thành hiệu có lẽ tương đương với thụy hiệu, nghi là chế độ thụy lụy do người Tây Hạ kiến lập để tuyên dương thành tích nổi bật của hoàng đế.[75]
  11. đây là thời gian Lý Kế Thiên đảm nhiệm chức Hạ vương, vẫn chưa xưng đế.
  12. đây là thời gian Lý Đức Minh đảm nhiệm chức Hạ vương, vẫn chưa xưng đế.
  13. Lý Nguyên Hạo kế vị Hạ vương vào năm 1032, đến năm 1038 thì xưng đế kiến lập Tây Hạ.